Những lưu ý khi nuôi dê con từ 1 đến 3 tháng tuổi

nuôi dê
4 phút, 39 giây để đọc.

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của chăn nuôi dê cừu tăng nhanh. Mặt khác, năm 2019, khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra khiến một bộ phận không nhỏ người chăn nuôi lợn chuyển sang chăn nuôi dê cừu. Chăn nuôi dê cung cấp nhiều sản phẩm thiết thực cho xã hội. Phân dê, quay lại cải thiện độ phì cho đất, làm tăng năng suất cho cây trồng; lông, da, sừng móng của dê là nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp nhẹ; sữa dê cung cấp dinh dưỡng cho người tiêu dùng đặc biệt đối với trẻ em, người già và làm đẹp cho phụ nữ.

10 ngày tuổi

Dê với đặc tính dễ thích nghi với phổ địa lý, khí hậu khác nhau trong nước, ít bệnh, tật. Và  là loài vật mắn đẻ, nuôi con tốt. Khả năng cho sữa cao, chất lượng sữa tốt. Chi phí đầu tư vào chăn nuôi dê không cao, chuồng trại đơn giản, khả năng thu vốn nhanh. Nguồn thực phẩm hữu cơ được dê cung cấp là nhanh, an toàn so với các vật nuôi khác. Nên chăn nuôi dê trở nên phổ biến hơn.

nuôi dê
Nuôi dê 10 ngày tuổi

Đối với dê con mới sinh cần chú ý

– Khi dê vừa đẻ xong, bạn nên lau khô mình cho dê con rồi cắt rốn ngay (cắt cách cuống rốn 3-4cm, vuốt hết máu ra ngoài). Sau đó, bạn lấy dây chỉ buộc cuống rốn cách bụng khoảng 3-4cm rồi cắt phần bên ngoài của cuống rốn,dùng  oxy già hay cồn iod 5% để sát trùng chỗ cắt 

– Bạn nên để dê nằm chung chuồng với mẹ, lót chỗ nằm bằng rơm khô.

– Sau khi để khoảng 30 phút, dê con cần được bú sữa đầu vì lúc này sữa mẹ rất tốt, có nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp dê con mau lớn. Việc này giúp dê con  có sức đề kháng chống được tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh đường tiêu hoá về sau này.

Dê con quá yếu hoặc dê mẹ không chịu cho con bú

– Trong trường hợp dê con quá yếu, không tự bú được thì bạn tập cho nó bú ngày 3-4 lần hoặc vắt sữa vào bình.

– Trường hợp dê mẹ không chịu cho bú thì bạn giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ tia sữa đầu rồi đưa núm vú vào miệng dê con, tập cho nó bú. Lúc nào nhận thấy dê con đã bú no bạn mới cho nó rời vú mẹ. Tập cho dê bú vài ngày như thế thì dê mẹ sẽ cho con bú trực tiếp. Ngoài ra bạn cần tập cho dê con bú đều hai vú mẹ. Vì nếu bú không đều, vú dê mẹ dễ bị đau và hạn chế cho con bú.

Đến ngày tuổi thứ 45

– Đây là giai đoạn vắt sữa dê mẹ (2lần/ngày, lúc sáng và chiều tối đối với dê mẹ có năng suất sữa trên 1lít/ngày). Sau khi vắt sữa xong bạn cho dê con bú phần sữa còn lại trong bầu vú của dê mẹ.

– Nếu thấy dê con bú chưa no thì bạn cho nó bú thêm khoảng 300-350 ml sữa (bằng bình, 2-3 lần/nagỳ).

– Mỗi ngày bạn cho dê con bú khoảng 450-600ml sữa là vừa. Để xác định được lượng sữa dê con đã bú, bạn cân trọng lượng của nó trước và sau khi cho bú.

– Nếu dê mẹ tiết sữa dưới 1 lít/ngày, bạn chỉ vắt sữa 1 lần/ngày vào buổi sáng và cần tách dê con khỏi mẹ từ 5 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ 30 phút sáng hôm sau. Rồi bạn cho dê con theo mẹ suốt thời gian còn lại trong ngày, không cần cho bú thêm bằng bình.

– Từ lúc dê 11 ngày tuổi trở đi, bạn có thể cho nó ăn thêm các loại thức ăn dễ tiêu như các loại cỏ lá non sạch, chuối chín, bột bắp, bột đậu nành rang…

– Lượng thức ăn tăng dần: Từ 28 đến 45 ngày tuổi cho ăn khoảng 30-35 g thức ăn tinh; từ 46-90 ngày tuổi cho ăn 50-100g thức ăn tinh.

nuôi dê
Đến ngày tuổi  thứ 45

Đến ngày tuổi 90

– Giai đoạn này nên cho bú 2 lần/ngày. Đồng thời giảm lượng sữa còn 400ml(  thay vì 600ml ). Thay vào đó là cho dê con ăn thêm  thức ăn dinh dưỡng (và nên được hâm nóng ở 38-40oC).

– Riêng bình sữa, cả trước và sau khi cho bú cần được khử trùng. Và lau sạch chỗ ở sau khi cho bú

– Tập cho dê con vận động bằng cách thả gần chuồng

nuôi dê
Đến ngày tuổi 90

– Giữ ấm cho dê con bằng cách lót ổ rơm sạch, che chắn chuồng,…. Đồng thời,  không nên  thả dê con dưới 1 tháng tuổi. Nhằm hạn chế các bệnh dễ mắc phải ở dê con.

– Cần bổ sung thêm thực phẩm dinh dưỡng( Vitamin, Premix,..) hoặc loại bỏ ngay nếu thấy không hiệu quả. Điều này giúp hạn chế rủi ro lãng phí tiền và thời gian chăm sóc.

Hãy lưu ngay các thông tin hữu ích tại đây này để chăm sóc dê thật hiệu quả nhé.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết