Những lưu ý cần biết khi chuẩn bị canh tác mướp đắng

7 phút, 57 giây để đọc.

Mướp đắng, còn gọi là khổ qua, táo đắng và có tên khoa học là Momordica charantia. Mướp đắng thuộc thực vật thân leo. Mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cùng họ với bầu bí và dưa chuột. Đây là loại quả có vị đắng nhất trong các loại rau củ quả. Mướp đắng là loại cây thực phẩm dễ trồng, thích ứng rộng.

Có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Thời vụ thích hợp nhất để canh tác mướp đắng là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên có thể trồng được mướp đắng trái vụ. Việc xác định thời điểm trồng trọt mướp đắng giúp việc gieo trồng thuận lợi nhất. Đồng thời có thể đạt được sản lượng quả cao nhất.

Thời điểm trồng trọt

Cây mướp đắng là loại cây tương đối dễ trồng trọt. Có thể canh tác mướp đắng được nhiều tháng trong năm. Nhưng thời vụ thích hợp nhất là gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Ở những vùng đất cao có thể trồng sớm hơn.

Trồng trọt đúng mùa vụ để tăng năng suất
Trồng trọt đúng mùa vụ để tăng năng suất

Từ tháng 11 hoặc gieo bầu sau đó đưa ra trồng đế thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm. Tốt nhất là vụ Đông xuân (tháng 10 đến tháng 1 năm sau). Vụ hè thu năng suất cao nhưng thuờng bị ruồi đục trái phá hại.

Chọn giống cho mùa canh tác mướp đắng

Chọn giống để trồng có thể sử dụng hạt giống tự lưu trữ. Hoặc mua hạt sẵn của các công ty giống trên địa bàn thành phố. Đối với khổ qua, có nhiều giống tên gọi khác nhau tuy nhiên chúng thuộc 2 nhóm đó là nhóm trái lớn và nhóm trái nhỏ.

Chọn giống mướp đắng bằng cách mua hạt giống ở cửa hàng
Chọn giống mướp đắng bằng cách mua hạt giống ở cửa hàng

Hạt giống: Có thể gieo trực tiếp trên các liếp đã chuẩn bị xong hoặc gieo vào khay.

– Các giống địa phương phổ biến như TH-12, khổ qua xiêm,….
– Các giống lai F1 như giống Chiatai, 054 và 185, East-west 241, 242, 277; TS-01,….
Lượng hạt giống: 0,5Kg/1.000m2

Chuẩn bị đất và bón phân lót

– Đất canh tác mướp đắng phải cày bừa kỹ, tơi xốp, sạch cỏ. Có nhiều cách trồng, nếu trồng theo luống cắm choái thì lên luống rộng 1,2m chừa rãnh 0,2 – 0,3m. Nếu trồng theo bò giàn thì tạo mô, có thề trồng cho bò đất.

– Đất được cày xới lượm sạch cỏ, phơi đất 15-20 ngày trước khi trồng

– Lên liếp rộng 0,6-0,8m, tưới nước nhiều cho có ẩm độ trong đất. Tiến hành căn màng phủ theo chiều dài của luống, kéo bìa màng phủ xuống sát mép rãnh để khống chế cỏ mọc. Lấy tre làm thành chiếc đủa ghim màng phủ lại, tránh gió bay. Đục lổ để gieo hạt, mỗi lổ cách nhau 0,55m.

– Bón lót vôi 80-100Kg/1.000m2

– Bón lót: phân chuồng hoai 2-3 tấn + 15Kg Super Lân + 15Kg Kali + 10Kg Urê, số phân này bỏ giữa tim hàng theo chiều dài ruộng, tim hàng này cách tim hàng kia là 1,2m.

Chuẩn bị hạt và gieo hạt

– Hạt giống trước khi gieo trồng cần phải được mang đi xử lí. Hạt phải xử lý nước ấm 2 sôi 3 lạnh ngâm trong vòng 5-6 giờ. Sau đó vớt ra đem ủ vào khăn ẩm. Sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt. Rồi đem ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo ( Chú ý: Đừng để khăn ủ quá ẩm sẽ làm hư hạt và đừng để rễ mọc dài khi đem gieo rễ dễ bị gãy).

– Hạt gieo trực tiếp vào đất sâu 0,2cm, đặt hạt đứng cho đầu nứt nanh xuống dưới. Gieo xong phủ 1 lớp rơm mỏng hoặc lớp tro hoai hay phân chuồng hoai, để che phủ hạt. 7 ngày sau gieo tiến hành tỉa bỏ bớt những cây sinh trưởng kém chỉ để lại 1 cây khoẻ mập.

– Trồng dự trù một số trong bầu đất, để trồng dậm những cây không lên, bị sâu bệnh phá hại. Trong trường hợp cây mầm bị sâu bệnh phá hại thì có thể dùng cây dự phòng để trồng cây mới.

Phân bón

Bón phân thích hợp với từng thời điểm mùa vụ là việc vô cùng quan trọng. Có thể anh hưởng đến sản lượng chính của cả vụ.

Phân Urê 20Kg + 5Kg DAP dùng bón thúc cứ 7 ngày bón 1 lần. Dùng cây dài có đường kính 1,5Cm đục lỗ sâu 0,3Cm về phía trà le. Cách cây khổ qua 15Cm, bỏ phân vào lỗ, 1 muỗng canh phân Urê. Lần 3 đục lỗ giữa 2 cây khổ qua trên mặt luống bón 1 muỗng canh DAP vào lỗ.

Nếu thấy cây phát triển chậm có thể xịt thêm phân bón lá vi sinh kích thích ra hoa đậu trái theo sự hướng dẫn ghi bao bì..

Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau:

– Khi câu có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N. 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rễ. Đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.

– Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Qrganic 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần. Như vậy sẽ giúp cây đậu nhiều trái. Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N. 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp trái to, màu sắc đẹp.

Chăm sóc

– Trồng dặm: Sau khi trồng 5 – 7 ngày. Kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát. Trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

– Tưới nước: Khổ qua rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Nên chú ý cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.

Làm giàn giúp mướp đắng leo lên để có nhiều quả hơn
Làm giàn giúp mướp đắng leo lên để có nhiều quả hơn

– Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn. Có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Làm giàn hình chữ U ngược cao tối thiểu 2m. Vật liệu làm giàn phải chắc để không đỗ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.

– Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều. Tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái.

Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

– Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.

Cắm trà và giăng dây làm giàn

– Trà le( làm giàn ): Khi cây có 3-4 lá nhám thì cấm trà (làm giàn cho cây). Mỗi cây mướp đắng cắm 1 cây trà ( dài 2,2-2,5m ). Cần 2.500 cây trà/1.000m2. Số cây mướp đắng có từ 1.500-1.600 cây, số trà còn lại dùng làm trà ngang và trà chống đở.

Làm giàn giúp mướp đắng mau lớn
Làm giàn giúp mướp đắng mau lớn

– Giăng dây: Cây mướp đắng rất mau lớn, cho leo càng cao thì càng nhiều trái. Nên đầu tư lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang. Đầu tư cao nhưng giảm công giăng dây, bắm ngọn, lưới này sử dụng được nhiều vụ. Vì thời gian sử dụng lâu nên giá trị đầu tư của việc giăng dây là không lớn.

Sâu Bệnh

– Nhện đỏ: Phun thuốc Cofidor 100Sl, liều lượng 20ml/bình 17 lít

– Sâu xanh da láng: Khi cây còn nhỏ phun Lanat, cây lớn phun Padan, Regent

Bọ rùa vàng: Phun thuốc Hopsan 50EC, Sherpa, Polytrin . . .

– Bệnh lở cổ rể phun thuốc Monceren 25WP liều lượng 50g/bình 17 lít hoặc Rovral 50WP liều lượng 50g/bình 17 lít, Ridomil MZWP.

– Bệnh chết cây con: Phun thuốc Monceren, Rovral, Ridomil . . .

– Bệnh chết cây: Xuất hiện trong quá trình sinh trưởng của cây, bệnh làm cho mép lá bị héo, lá gốc vàng, nếu không dùng thuốc xịt vào gốc thì cây héo từ từ rồi chết, nên dùng Derosal, Rovral, Ridomil . . .

Bệnh đốm lá: Xuất hiện khi cây thu họach 1,2 lứa, có trên các lá già, vết bệnh có đường tròn đồng tâm, nếu xuất hiện nhiều đốm làm cho lá biến vàng, dùng Aliette, Rovral, Ridomil . . .

Thu Hoạch

Tính khoảng thời gian kể từ ngày gieo trồng 36-38 ngày, thì bắt đầu thu hoạch. Cứ cách 1 ngày thu họach 1 lần, thời gian thu hoạch kéo dài 2 tháng. Mỗi cây cho 3-4 Kg. Năng suất đạt 2-4tấn/1.000m2. Đây là một con số ấn tượng, sản lượng khá cao trong thời điểm hiện tại.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết