Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

10 phút, 2 giây để đọc.

Trong quá trình nuôi và chăm sóc tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy nhiên vào mùa mưa tỉ lệ cá bị bệnh có xu hướng tăng lên. Để có thể giải quyết hiệu quả và triệt để tình trạng này, bạn cần phải có những lưu ý sau. Trước khi chuẩn bị vào mùa mưa cần có các công tác chuẩn bị. Khi phát hiện cá nhiễm bệnh cần có biện pháp xử lý triệt để. Cụ thể thông tin thế nào hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây. 

Bệnh nhiễm khuẩn ở cá 

– Bệnh bệnh gan, thận có mủ

Bệnh mủ gan (bệnh đốm trắng trên gan, thận) trên cá tra, cá basa do nhóm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra (Crumlish và ctv, 2002).

– Mức độ nhẹ: Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi nhưng khi mổ ra thì gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Đó là biểu hiện bệnh lý đặc trưng nhất của bệnh mủ gan.

–  Mức độ nặng: Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, cá thường nhào lộn và xoay tròn. Khi bệnh nặng cá không phản ứng với tiếng động. Một số cá xuất huyết tất cả các vi hoặc xuất huyết toàn thân. Có khi cá xuất huyết trầm trọng, khi nhấc lên khỏi mặt nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá.

Cá tra
Cá tra

Tuyệt đối không dùng các loại kháng sinh trong danh mục cấm. Nên dùng thuốc Florfenicol để trị với liều lượng 100 – 120g/ tấn thức ăn (tốt nhất nên theo chỉ định của nhà sản xuất). Sử dụng thuốc này từ 3-5 ngày sẽ cho hiệu quả tốt. Cá sẽ hồi phục nhưng với điều kiện người nuôi phải duy trì khâu vệ sinh diệt mầm bệnh trong khu vực nuôi. Tiến hành quản lý chất lượng nước tốt và tăng cường dinh dưỡng tốt cho thủy sản nuôi.

– Cá bị bệnh nang gạo 

Bên cạnh các bệnh gan, thận có mủ, bệnh vàng da… đã phổ biến. Trong thời gian gần đây,các ao nuôi cá tra ở ĐBSCL nói chung và Vĩnh Long nói riêng đã xuất hiện phổ biến hiện tượng cá tra có những nang “gạo” lấm tấm. Trong cơ thể cá có nhiều dạng khác nhau và được phát hiện khi mổ cá để quan sát nên gọi đây là bệnh “gạo”.

Bệnh này tuy mới xuất hiện nhưng đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi cá tra. Khiến cho không ít người nuôi lo ngại và mất ăn mất ngủ vì chúng. Khi ao cá bị nhiễm bệnh nặng có thể lây lan rất nhanh. Tuy tỉ lệ cá nhiễm bệnh chết không cao, nhưng cá bệnh sẽ kém ăn. Từ đó làm giảm năng suất và chất lượng thịt. Do đó các nhà máy chế biến thủy sản từ chối mua hoặc hạ phẩm cấp chất lượng cá để mua giá rất thấp.

– Bệnh vàng da ở cá 

Bệnh này ở cá thường xuất hiện cao điểm vào mùa mưa và các tháng trời lạnh. Để phòng bệnh: người nuôi nên cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp. Đảm bảo chất lượng và phải có hệ thống sục khí đáy ao thích hợp. Để có thể bổ sung oxy và đẩy khí độc từ đáy ao lên. Việc quản lý môi trường nuôi tốt bằng cách thường xuyên kiểm tra chất lượng nước. Loại bỏ khí độc nitric (NO2) và amoniac (NH3) ở đáy ao thông qua việc sử dụng các chế phẩm sinh học sẽ hạn chế được bệnh vàng da trên cá.

+ Các cách xử lý khi cá bệnh 

Khi nhận thấy cá có điều bất thường cần tiến hành mổ ngay. Bước này giúp chúng ta khám cá đang bị bệnh gì. Khi phát hiện bệnh trong ao phải cách ly ao hoàn toàn. Khử trùng toàn bộ dụng cụ nuôi và xử lý triệt để xác cá chết trong quá trình nuôi (vớt hết cá bệnh, cá chết khỏi ao xử lý bằng cách nấu chín hay chôn hủy, không vứt xác cá ra nguồn nước vì bào tử sẽ phóng thích và lây nhiễm sang các ao khác). Tẩy cho toàn đàn bằng các hoạt chất có tác dụng trên nguyên sinh động vật gây bệnh như Toltrazuril hay các dẫn xuất của Benzimidazol, Mebendazole, Febendazol…

thu cá tra để làm sạch ao
thu cá tra để làm sạch ao

+ Vào những ngày trời mưa dầm, nhiệt độ giảm thì cần thiết giảm lượng cho ăn. Cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ nước ao có sự cân bằng giữa tầng mặt và tầng đáy (lúc trời đứng bóng về chiều). Khi hút bùn đáy ao xong, cần xử lý nền đáy. Xử lý cho nước ao trong trở lại mới cho ăn. Bởi vì nếu cá phải sống và bắt mồi ở vùng có tích tụ nhiều chất thải và khí độc thì dễ xảy ra hiện tượng cá mất đi hứng thú bắt mồi. Bên cạnh đó, nếu cá bắt mồi trong vùng nước nhiễm bẩn, cũng sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào nội tạng

Cá mắc bệnh do ký sinh trùng gây ra 

Vào giai đoạn này, nhiệt độ môi trường thường xuyên xuống thấp là yếu tố tạo điều kiện cho các dạng bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi. Đặc biệt là bệnh ngoại ký sinh như: trùng bánh xe, trùng mỏ neo, trùng quả dưa… phát sinh.

Các phương pháp điều trị 

Với xu hướng hạn chế ô nhiễm môi trường do sử dụng các hoá chất độc hại. Vậy nên việc dùng muối ăn (NaCl) và vôi nông nghiệp (CaCO3) để phòng ngừa các bệnh này cho cá nuôi trong mùa mưa nên người nuôi được khuyên sử dụng. Nếu phát hiện cá có biểu hiện giảm ăn, nhào lộn dữ dội. Trên da và mang có nhiều nhớt. Cá chết với số lượng ít và tăng không đáng kể thì thực hiện treo vôi và muối liên tục trong 3 ngày. Đối với mô hình nuôi ao hầm thì mỗi ngày còn phải thay 10-15% thể tích nước trong ao.

– Ngoài ra, nên sử dụng thêm lá xoan, dây giác, cỏ mực… đập dập rồi bọc lại bằng lưới cước treo ở đầu bè. Hoặc treo ở chỗ cho ăn với liều lượng 5-10kg/mỗi lần treo sẽ nâng cao hiệu quả phòng ngừa các bệnh ngoại ký sinh trên cá trong mùa mưa lũ.

Phương pháp chung tổng hợp trong phòng và điều trị bệnh 

Ở thời điểm hiện tại chưa có thuốc đặc trị. Nhưng dựa trên nguyên lý và cơ chế phát sinh bệnh thủy sản nói chung. Người nuôi vẫn có thể giảm thiểu tác nhân gây bệnh và thiệt hại do hội chứng « trắng gan, trắng mang » gây ra và các bệnh nêu trên bằng các biện pháp tổng hợp sau đây:

Hãy tiến hành cải tạo môi trường nuôi 

– Tẩy dọn ao thật kỹ trước khi ương nuôi. Tiến hành nạo vét kỹ bùn dưới đáy ao, tu sửa lại bờ mương. Dọn sạch cỏ rác, phơi đáy ao. Sau đó dùng các loại hóa chất để tẩy dọn nhằm diệt địch hại và sinh vật là ký chủ trung gian. Sinh vật cạnh tranh thức ăn của tôm cá. Ví như các loài cá dữ, cá tạp, giáp xác, côn trùng, nòng nọc, sinh vật đáy; diệt các sinh vật gây bệnh cho cá như : vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào và các loại ký sinh trùng.

Cải tạo môi trường nuôi cá tra
Cải tạo môi trường nuôi cá tra

+ Dùng vôi để sát khuẩn: vôi sống, vôi bột hoặc vôi tôi. Liều lượng dùng: 10-15kg/100m2 định kỳ có thể rắc vôi 2 tuần/ lần :10-20g/m3 nước. Có thể treo túi vôi ở bè nuôi: 2-4kg/10m3 bè.

+ Dùng Clorua vôi (Ca(OCl )2) tẩy ao, sát trùng dụng cụ nuôi, liều lượng: 50ppm (50g/m3), ngâm dụng cụ qua đêm nồng độ: 200-220ppm.

Sử dụng các phương thức tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh

Hãy tiến hành kiểm dịch giống trước khi vận chuyển. Dùng các biện pháp xử lý để tránh mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác .

– Sát trùng cá trong ao 

Dù rằng ao đã tẩy dọn kỹ, nhưng cá giống có thể mang mầm bệnh vào ao hồ. Vậy nên sau khi kiểm dịch, tùy theo kết quả mà chọn:

+ Tắm cá: CuSO4 5H2O (phèn xanh) 2-5ppm/ 5-15 phút; Muối ăn NaCl 3-5%/ 3-5 phút; Formalin 200-300 ppm/ 15-20 phút

+ Phun xuống ao 1 trong các loại hóa chất trên , nồng độ giảm đi 10 lần.

– Sát trùng nơi cá ăn 

Nơi bạn thường cho cá tra ăn thường chứa thức ăn bị thừa, thối rửa gây nhiễm bẩn tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển. Do đó, nên vớt bỏ thức ăn thừa, rửa sạch sàng ăn, thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn. Loại thuốc, liều dùng tùy thuộc vào chất nước, nhiệt độ và mực nước trong ao. Tốt nhất dùng vôi nung hoặc clorua vôi treo 2-3 túi xung quanh chỗ ăn để tẩy trùng. Liều lượng: 2-4kg/túi vôi nung, 100-200g/ túi Clorua vôi.

– Sát trùng dụng cụ dùng cho ao cá tra

Dùng dung dịch Ca(OCl)2 – 200ppm để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng. Nên dùng dụng cụ riêng biệt từng ao, nếu thiếu sau khi sử dụng phải có biện pháp khử trùng trước khi dùng cho ao khác.

– Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát triển bệnh

Sử dụng các loại sản phẩm có tác động đến sự phục hồi hoạt động của thận, tỳ tạng, gan, gia tăng mật số huyết sắc tố trong máu để đảm bảo chức năng vận chuyển và trao đổi oxy.

Tiến hành chăm sóc cá tra tăng sức đề kháng của cá 

– Bạn nên con giống để ươm và nuôi có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng, tốt nhất là nên sử dụng con giống đã được chọn lọc có chất lượng cao ở các Trung tâm giống thủy sản và các cơ sở ương có uy tín.

– Định kỳ bổ sung Vitamin C để tăng sức đề kháng cho vật nuôi, nhất là vào thời điểm giao mùa. Đây là thời điểm sức đề kháng của cá yếu.

Tiến hành cải tiến kỹ thuật ươm nuôi

– Lưu ý: Bạn không nên ươm, nuôi mật độ quá dày: mật độ ương từ cá bột lên cá hương từ 300 – 400 con/m2; cá hương lên cá giống từ 100 – 150 con/m2, mật độ nuôi thương phẩm từ 25 – 30 con/m2

– Cho cá ăn đảm bảo chất và số lượng theo giai đoạn phát triển, lúc cá có dấu hiệu bệnh nên giảm lượng thức ăn;

– Quản lý chất lượng nước trong ao ương và nuôi thật tốt, tránh để xảy ra hiện tượng các yếu tố thủy lý hóa biến động lớn và ao nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất;

– Sử dụng hóa chất và kháng sinh phải tuân thủ theo qui định, sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn phải đúng theo hướng dẫn của chuyên môn kỹ thuật, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất Trifluralin trong quá trình nuôi với bất kỳ mục đích sử dụng nào; Định kỳ 10 -15 ngày sử dụng muối và vôi để sát khuẩn cho cá. Giúp đảm bảo môi trường và chất lượng cá.

Đọc các bài viết khác tại đây.

Nguồn: Vietlinh.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết