Hiện nay mô hình canh tác xen canh tôm càng xanh cùng với trồng lúa đang phát triển. Tuy nhiên, những kỹ thuật nuôi và lựa chọn giống thả nuôi còn phức tạp. Việc bố trí thời gian thả giống, ương giống, chăm sóc vẫn còn khó thực hiện. Đồng thời kỹ thuật nuôi chưa được phổ biến rộng rãi tới người dân. Vì vậy năng suất của tôm càng xanh chưa cao. Bên cạnh đó kỹ thuật nuôi tôm chưa khoa hoạc cũng làm cho năng suất thấp. Để giúp bà con nông dân có thêm kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa. Jia sẽ chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa dưới đây cho bà con. Hy vọng bà con áp dụng hành công.
Xác định mùa vụ nuôi
– Khi vụ lúa Hè – Thu đến cũng là lúc nên tiến hành nuôi tôm. Lúc này nước nhiều và thời gian ngập nước trong ruộng kéo dài, tôm có điều kiện ăn được thức ăn trên ruộng.
– Nuôi tôm tốt nhất nên nuôi trên các ruộng cấy lúa vì lúa cấy có khoảng trống nên tôm có thể bơi xen giữa lúa ăn được thức ăn trên ruộng.
– Nếu nuôi trên lúa sạ thì nên sạ lúa thưa hơn sạ bình thường. Thả giống tốt nhất khi cây lúa 2 tuần sau khi sạ hay 1 tuần sau khi cấy.
– Lịch thời vụ 2 lúa + 1 tôm.
Một số mô hình nuôi tôm càng xanh ở ruộng lúa
– Mô hình một vụ lúa và một vụ tôm:
+ Ruộng chỉ canh tác vụ lúa Đông – Xuân, sau khi thu hoạch lúa thì tiến hành thả tôm Post (cỡ 1,1 – 1,2 cm).
+ Thời điểm thả giống thông thường từ tháng 3 – 4, mật độ thả từ 3 – 5 con/m2, thời gian nuôi 7 – 8 tháng.
– Mô hình hai vụ lúa và một vụ tôm:
+ Thời gian nuôi ngắn khoảng 4,5 – 5,0 tháng, do đó yêu cầu thả giống lớn (cỡ 3,0 – 5,0 g/con).
+ Mật độ thả tôm nên giữ khoảng cách từ 2 – 4 con/m2.
Lựa chọn nguồn thức ăn
Yếu tố không thể thiếu để tôm phát triển là thức ăn. Tôm cần phải được cung cấp thức ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng để có thể phát triển tốt.
– Thức ăn tự nhiên: Là thức ăn có sẵn trong thủy vực bao gồm động thực vật thủy sinh, thức ăn tự nhiên giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của các đối tượng thuỷ sản nuôi.
– Thức ăn tươi: Bao gồm cá, tép, cua, ốc, hến,… các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản. Thức ăn tươi rất dễ làm chất lượng nước xấu đi nhanh chóng, hệ số tiêu tốn thức ăn cao.
– Thức ăn viên (công nghiệp), thức ăn chế biến:
+ Các thành phần dinh dưỡng đã được phối chế phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của đối tượng nuôi.
+ Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hiện đại đảm bảo chất lượng thức ăn, thời gian bảo quản lâu, hệ số thức ăn thấp, ít ảnh hưởng đến chất lượng nước trong hệ thống nuôi.
Phương pháp cho ăn:
– Kiểm tra việc sử dụng thức ăn của tôm và trọng lượng tôm hàng tháng để điều chỉnh khẩu phần ăn, tiến hành như nuôi tôm trong ao.
– Khẩu phần cho ăn chỉ cần 3% trọng lượng cơ thể sau 01 tháng đối với tôm giống tự nhiên và sau 4 tháng đối với tôm bột vì trong ruộng có nhiều thức ăn tự nhiên, mật độ thả thấp.
– Thức ăn nên rải nhiều điểm quang mương nuôi tôm và trong sàng đựng thức ăn của chúng.
Kỹ thuật chăm sóc quản lý tôm
Chăm sóc, quản lý tôm cần được theo dõi tỉ mỉ, thật chặt chẽ. Vì nó liên quan đến việc canh tác lúa.
– Trao đổi nước thường xuyên, càng nhiều càng tốt nhưng cũng chú ý việc kích thích tôm lột xác như nuôi trong ao. Vào ban đêm do các loại thực vật và rễ lúa sử dụng oxy nên rất dễ xảy ra tình trạng thiếu oxy vào buổi sáng, nếu có hiện tượng tôm nổi đầu vào buổi sáng thì cần tiến hành trao đổi nước ngay.
– Phòng chống và theo dõi thường xuyên địch hại của tôm vì nuôi tôm trong ruộng lúa địch hại có thể ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống và năng suất của tôm.
– Việc phun thuốc trừ sâu cho lúa phải cẩn thận, thông thường rút hết nước trên ruộng lúa cho tôm xuống mương và tiến hành phun thuốc nhằm tránh thuốc rơi xuống mương, sau 2-3 ngày dâng nước lên để tôm trở lại ruộng ăn bình thường.
Cần chú ý sử dụng các loại thuốc ít độc đối với tôm và chọn các giống lúa kháng sâu rầy để tránh thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.
Thời điểm thu hoạch
– Những con tôm lớn có thể thu hoạch dần trong vòng 2 tháng trước khi thu hoạch, con cái và con chậm phát triển để bán.
– Nếu thả giống vào vụ Đông – Xuân thì thu những con lớn và những tôm nhỏ để lại nuôi tiếp.
Nuôi tôm càng xanh hiện nay vẫn còn một số khó khăn, nhất là con giống. Vào mùa nước nổi, nhu cầu thả nuôi cao cho nên không đủ giống. Người dân sử dụng nhiều nguồn giống, cả giống nhập lậu, dẫn đến không bảo đảm chất lượng. Việc sản xuất hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, khó tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, các hộ nuôi tôm rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Sự can thiệp này giúp kiểm soát chất lượng các cơ sở mua bán giống. Đồng thời, khi mô hình được nhân rộng, sản phẩm nhiều hơn thì các hộ nuôi cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ trong việc ký hợp đồng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Theo dõi jia để có thêm nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh bà con nhé!
Nguồn: Tepbac.com