Hướng dẫn cách nuôi cua đồng trong ruộng trồng lúa

Hướng dẫn cách nuôi cua đồng trong ruộng trồng lúa
6 phút, 18 giây để đọc.

Nuôi cua đồng trong ruộng trồng lúa là mô hình mới mà nhiều nông dân bà con đã thử nghiệm thành công. Mô hình kết hợp này đã giúp bà con nông dân có thêm thu nhập. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình này vào thực tiễn cũng không phải là việc dễ dàng. Để mô hình này đạt hiệu quả cao và bền vững rất cần có sự hướng dẫn thêm về kỹ thuật của ngành chuyên môn cho bà con. Dưới đây là bài viết của jia hướng dẫn cho bà con một số kỹ thuật khi nuôi cua đồng trong ruộng trồng lúa. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp bà con có thêm kinh nghiệm áp dụng mô hình này.

Chọn và làm sạch ruộng nuôi cua 

– Trước hết cần tiến hành chọn ruộng nuôi: thế đất ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt.

Chuẩn bị ruộng nuôi là một khâu quan trọng
Chuẩn bị ruộng nuôi là một khâu quan trọng

– Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá khó quản lý.

– Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, rộng 4-6 m, sâu 1-1,5 m, diện tích khoảng 3—5% diện tích ruộng.

– Đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ về phí trong 1m, sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình chữ “+” hoặc “#” rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng 15-20% diện tích đất ruộng.

– Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt.

– Đặt lưới chắn xung quanh ruộng. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm, bốn góc lượn hình cung.

– Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương.

– Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 mặt nước để cua có thể phát triển.

Chọn giống và thả giống cua

– Thời điểm thích hợp để thả giống cua xuống ruộng là từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

– Con giống yêu cầu khoẻ mạnh, không thương tật.

Giống cua phải thật khỏe mạnh
Giống cua phải thật khỏe mạnh

– Mật độ: nếu cỡ giống là 100 -150 con/kg thì mật độ thả là 750con/1000m2; hoặc nếu cỡ giống là 300-600 con/g thì thả 1800 con/1000m2.

– Cần thả giống vào mương nuôi tạm trước khi cấy lúa để kéo dài thời gian sinh trưởng của cua. Lúc cấy xong đợi đến thời kỳ lúa con gái thì cần bơm nước lên ruộng để cung cấp thức ăn cho cua.

Cách cho cua ăn

– Thức ăn: Động vật là thức ăn của cua bởi chúng là loài động vật ăn tạp. Chúng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước khi thả giống, nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con. Từ tháng thứ 4 nên thả ốc giống vào ruộng (450-600kg/1000m2 hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn.

Ngoài ra có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Cá tạp và phế thải động vật cũng giúp bà con giảm giá thành khi nuôi cua đồng.

Cua là loài ăn tạp
Cua là loài ăn tạp

– Cho ăn:

Căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để cho ăn hợp lý.

Từ tháng 3 đến tháng 5, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh. Thức ăn nên làm thành các nắm bột nhão nhỏ. Lượng thức ăn từ 20-30% trọng lượng cua.

Từ tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khoẻ, mau lớn nên cần cho ăn thêm rong cỏ, khoai sắn, bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế từ cá tạp.

Từ tháng 10 trở đi, cần tăng thêm thức ăn từ động vật. Lượng thức ăn từ 7-10% trọng lượng cua.

Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, buổi sáng sớm và chiều tối. sáng cho ăn từ 20-40%, chiều cho ăn chính là 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.

Cần đặt sàng ăn tại 1 số điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều chỉnh lượng thức ăn cho cua phù hợp.

Quá trình chăm sóc

Lượng nước thích hợp duy trì trong ruộng là từ 5-10 cm. Nước quá béo thì phải thay nước. Từ tháng 6 đến tháng 9, cứ 2 ngày thay nước 1 lần, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 10 trở đi mỗi tuần thay nước 1 lần. Mỗi lần thay từ ¼-1/3 lượng nước ruộng

Định kỳ bón vôi để bổ sung lượng vôi trong nước, thường từ 15-20 ngày/lần, lượng vôi sống 22kg/1000m2.

Chú ý điều chỉnh lượng cỏ nước ở mật độ nhất định.

Định kỳ kiểm tra mương để phát hiện địch hại gây bệnh, dọn dẹp thức ăn thừa, xác cua chết. Điều này giúp nước trong ruộng luôn sạch cho cua phát triển

Thu hoạch cua đồng

Thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10. Tuy nhiên nên thu tỉa cua lớn trước, giữ cua nhỏ lại nuôi tiếp.

Cua đồng là đối tượng thủy sản quen thuộc. Nó đã gắn bó với bà con nông dân của chúng ta từ xưa đến nay. Nuôi cua đang là một nghề mới rất hấp dẫn người dân và rất có tiềm năng. Cua sống hoang dã, rất ít bệnh tật nhưng khi đưa vào nuôi với mật độ cao hơn so với ngoài tự nhiên; cũng cần một số biện pháp kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao. Trên đây là hướng dẫn cách nuôi cua đồng đầy tính khoa học. Chỉ cần bà con áp dụng đúng kỹ thuật thì sẽ có được một vụ cua khỏe mạnh và đạt được giá trị kinh tế cao. Jia hy vọng bà con sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi cua đồng kết hợp trồng lúa. Chúc bà con thành công!

Nguồn: Tepbac.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết