Giống cây lạc đen nhập nội mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn

4 phút, 31 giây để đọc.

Giống cây lạc đen do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo từ nguồn vật liệu (Dự án 15) nhập nội. Giống lạc đen có đặc điểm khác biệt với các giống lạc thường đang trồng phổ biến ở nước ta hiện nay. Vỏ hạt màu tím sẫm nên gọi lạc đen (giống lạc thường trồng phổ biến hiện nay có vỏ hạt màu hồng). Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng trong lạc đen đều cao hơn gấp bội so với lạc thường.  Hướng dẫn các bước của quy trình kỹ thuật trồng lạc đen: làm đất, thời vụ gieo, phân bón, kích thước luống và mật độ gieo, chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản.

Hướng dẫn làm đất

– Đất thích hợp nhất để trồng cây lạc đen là đất có thành phần cơ giới là thịt nhẹ chủ động tưới, dễ thoát nước.

– Cày sâu 25 – 30 cm, bừa kỹ và nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống rạch hàng.

Thời vụ gieo trồng cây lạc đen

– Vụ xuân: 10/02 – 15/02, vụ thu, thu đông: 20/7 – 15/9.

Phân bón

* Lượng bón/sào 360 m2:

– Phân hữu cơ: 2 – 3 tạ/sào.

– Đạm ure: 4 – 6 kg/ sào.

– Lân super: 25 – 30 kg/sào.

– Kaly: 5 – 6 kg/sào.

– Vôi bột: 20 – 25 kg/sào.

* Cách bón:

– Vôi bột bón lót 1/2 trước khi rạch hàng, 1/2 còn lại bón vào lúc vun gốc.

– Toàn bộ lượng phân hoá học được trộn đều và bón lót vào hàng đã rạch sẵn (hàng rạch sâu 10 – 15 cm ), phân chuồng bón sau cùng, sau khi bón phân lấp một lớp đất dày 2 – 3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp vào phân.

Kích thước và mật độ gieo trồng cây lạc đen

– Luống rộng 1,3 m (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo mặt luống rộng 1,0 m.

Lạc đen được trồng theo luống
Lạc đen được trồng theo luống
Ruộng trồng lạc đen
Ruộng trồng lạc đen

– Gieo thành 3 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hàng cách hàng 30 cm và hốc cách hốc 15 cm gieo 1 hạt/hốc. Đất bãi bằng phẳng có thể trồng thành băng rộng 2 – 3 m, sau đó rạch hàng gieo, giữa các băng nên có rãnh thoát nước. Hạt lạc sau khi gieo được phủ 1 lớp đất che phủ, đất phải đảm bảo đủ ẩm sau khi gieo (đặc biệt với vụ xuân).

Quy trình xới cỏ

– Xới lần 1 (phá váng): Khi cây có 2 – 3 lá thật (sau mọc 10 – 12 ngày).

– Xới cỏ lần 2: Khi cây có 6 – 7 lá thật (trước khi ra hoa), xới sâu 5 – 6 cm sát gốc, không vun gốc.

– Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7 – 10 ngày (chỉ nên vun nhẹ đất vào gốc lạc).

Kỹ thuật tưới nước

– Trong vụ xuân sau khi trồng phải tưới ẩm đất để hạt nẩy mầm, nếu không đủ độ ẩm, gặp nhiệt độ thấp kéo dài sẽ làm mất sức nẩy mầm của hạt, làm giảm mật độ cây trên đơn vị diện tích. Ngoài ra nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 thời kỳ chính, trước khi ra hoa (cây có 6 – 7 lá) và thời kỳ làm quả. Tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn.

– Vụ thu, do thời vụ thường gặp mua lớn, thừa độ ẩm, nên phải chú ý tiêu thoát nước, tránh ngập nước sẽ làm thối hạt và mầm.

Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh

* Phòng trừ bệnh hại chết cây con:Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Rovral 50WP 0,3 g/kg hạt, hoặc phun Carbedazin 0,5 – 0,7 lít/ha.

*Phòng trừ bệnh lá:

– Gỉ sắt hại lá: dùng thuốc Score 250 EC…

– Bệnh lá làm rụng lá sớm. Dùng Daconil, Anvil, Bayleton 0,1- 0,3% hoặc zinhep 0,2%, Boocđô phun lần 1 sau mọc 25 – 30 ngày, lần 2 cách lần một 15 – 20 ngày để ngăn ngừa bệnh lá làm rụng lá sớm.

– Bệnh lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng chết cây do nấm dùng: Anvil 5 SC; Rovral 50WP; Validamycin…

– Trong vụ xuân, chú ý phòng trừ bệnh héo xanh do vi khuẩn thường gây hại vào cuối vụ khi nhiệt độ, ẩm độ cao. Phun phòng bằng thuốc Starner 20WP, nồng độ sử dụng 18 – 20 g/10 lít nước, khi cây bị bệnh phải nhổ bỏ và thu gom cây bệnh, tránh lây lan.

* Phòng trừ sâu hại chủ yếu:

Sâu hại chủ yếu trên lạc là sâu khoang, sâu xanh, rệp. Nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu nội hấp như: Peran 50 EC, Sherpa 25EC, Padan 95SP… để phòng trừ. Chú ý cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời khi sâu ở tuổi 1 và tuổi 2.

Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch và bảo quản lạc
Thu hoạch và bảo quản lạc

– Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Thu hoạch khi quả già chiếm khoảng 80 – 85% số quả trên cây đối với làm thương phẩm.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nguồn lợi mới cho bà con từ phương pháp nuôi cá – lúa kết hợp

Cá là một loại thực phẩm có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc nuôi dưỡng …
Xem Chi Tiết

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết