Dấu hiệu và cách nhận biết dịch bệnh tả lợn châu phi

7 phút, 41 giây để đọc.

Trước tình hình dịch bệnh trên toàn thành phố ngày càng bùng phát mạnh. Thì mọi người cần phải biết được những thông tin cơ bản để kiểm soát kịp thời. Để hạn chế được những tổn thương gây hại. Bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi không phải là bệnh đơn giản dễ chữa trị được. Mà nó là bệnh rất nguy hiểm lây lan với tốc độ rất nhanh mà rất khó kiểm soát. Gây thiệt hại rất lớn đối với ngành chăn nuôi. Vì vậy, cần nhận biết dịch bệnh tả lợn và phân biệt bệnh này với các loại bệnh khác một cách rõ ràng nhất. Hãy cũng tham khảo và nắm rõ thông tin chi tiết ngay tại đây. 

Một số thông tin về dịch bệnh tả lợn

Tình trạng dịch bệnh tả lợn châu phi ngày càng tăng cao. Nguy cơ xảy ra trong diện rộng và rất lớn. Vì thế mà một số bà con cần phải chú ý nắm rõ những thông tin để có thể kiểm soát được dịch bệnh nguy hiểm này.

Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ loài lợn nào, ở bất kỳ lứa tuổi nào của lợn với khả năng lây lan vô cùng nhanh. Theo thống kê cho thấy, lợn nhiễm bệnh có tỷ lệ chết lên tới 100%.

Bệnh tả lợn là một trong những bệnh truyền nhiễm lây lan khá cao. Do Myxovirus chứa AND gây ra. Bởi một loại vi rút có sức đề kháng cao trong môi trường gây ra. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời. Do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ loài lợn nào, ở bất kỳ lứa tuổi nào của lợn với khả năng lây lan vô cùng nhanh. Theo thống kê cho thấy, lợn nhiễm bệnh có tỷ lệ chết lên tới 100%.

Vi rút Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao. Có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết. Trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami. Vi rút có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, đặc biệt là trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao, trong thời gian dài từ 3- 6 tháng. Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.

Dấu hiệu và cách nhận biết dịch bệnh tả lợn châu phi
Dấu hiệu và cách nhận biết dịch bệnh tả lợn châu phi

Lây nhiễm của virut qua con đường

Trong môi trường không có huyết thanh. Vi rút có thể bị phá hủy ở pH< 3,9 hoặc ở pH > 11,5. Môi trường có huyết thanh, vi rút có thể tồn tại được ở pH = 13,4 trong 7 ngày; không có huyết thanh, vi rút có thể sống được 21 giờ.

Hóa chất để diệt vi rút Dịch tả lợn châu Phi bao gồm ether, chloroform và hợp chất iodine hoặc sử dụng sodium hydroxide với tỷ lệ 8/1.000 hoặc formalin với tỷ lệ 3/1.000 hoặc chất tẩy trắng hypochlorite chứa chlorine 2,3% hoặc chất ortho-phenylphenol 3% nhưng phải duy trì thời gian 30 phút.

Vi rút Dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

Những triệu chứng cơ bản của bệnh Dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu phi có biểu hiện như thế nào?

Thời gian ủ bệnh của dịch tả lợn Châu Phi là từ 3 đến 15 ngày. Riêng thể cấp tính thường ủ bệnh từ 3 – 4 ngày. Tùy từng thể khác nhau mà triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau.

– Thể quá cấp tính (Peracute) là do vi rút có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.

– Thể cấp tính (Acute) là do vi rút có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5-42°C); trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu.

Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước.

Triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn châu Phi

Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu.

– Thể á cấp tính (Subacute) gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình. Bệnh kéo dài 5-30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết, lợn mang thai sẽ sẩy thai, lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỷ lệ chết khoảng 30-70 %. Lợn có thể khỏi hoặc bị bệnh mãn tính.

– Thể mãn tính (Chronic form) gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp, chủ yếu được tìm thấy ở Angola và châu Âu. Triệu chứng kéo dài 2-15 tháng, có tỷ lệ chết thấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm vi rút gây nên bệnh sẽ trở thành dạng mãn tính.

Chẩn đoán phân biệt Dịch tả lợn châu Phi và Dịch tả lợn cổ điển

– Dịch tả lợn châu Phi và Dịch tả lợn cổ điển. Khó có thể chẩn đoán phân biệt nếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích. Vì vậy, trong mọi trường hợp, phải lấy mẫu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh.

– Các bệnh khác cần được chẩn đoán phân biệt với bệnh Dịch tả lợn châu Phi bao gồm các bệnh: Bệnh tai xanh (PRRS), đặc biệt là thể cấp tính; bệnh đóng dấu lợn; bệnh phó thương hàn; bệnh tụ huyết trùng; bệnh liên cầu khuẩn do Streptococcus suibệnh Glasser; bệnh ký sinh trùng đường máu do Trypanosoma gây ra; Hội chứng viêm da sưng thận do PCV2; bệnh giả dại ở lợn choai và bị ngộ độc muối.

Lấy mẫu xét nghiệm

– Lấy mẫu máu lợn đang sốt trong giai đoạn đầu, máu được chống đông bằng bổ sung EDTA 0,5%.

– Lách, các hạch bạch huyết, hạch amidan bảo quản ở nhiệt độ 4°C.

– Huyết thanh từ động vật khỏi bệnh lấy mẫu trong vòng 8-21 ngày sau khi lợn nhiễm bệnh.

Cán bộ vùng II, Cục Thú Y, lấy mẫu xét nghiệm trên đàn lợn tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Khanh, thôn Mậu Lâm, xã Đông Đô (Hưng Hà, Thái Bình). Ảnh: Thu Hoài – TTXVN

Chẩn đoán phân biệt Dịch tả lợn châu Phi và Dịch tả lợn cổ điển
Chẩn đoán phân biệt Dịch tả lợn châu Phi và Dịch tả lợn cổ điển

Phương pháp chăm sóc dịch bệnh tả lợn

Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch. Ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan.

Kiểm soát kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn. Và chăn nuôi an toàn sinh học là các biện pháp chủ lực được các nước đã và đang áp dụng.

Áp dụng những biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để phòng bệnh đó chính là:

– Tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ các bệnh truyền nhiễm cho lợn khi còn đang tình trạng khỏe mạnh.

– Đảm bảo sát trùng chuồng trại định kỳ 2 lần 1 tuần, khi ở trong tình trạng bình thường.

– Nếu trong vùng chăn nuôi có xảy ra dịch bệnh thì 1 – 2 ngày sát trùng một lần. Sử dụng những dòng thuốc sát trùng hợp lý.

– Phải cho lợn ăn đầy đủ thức ăn chứa chất dinh dưỡng. Thức ăn cần phải bảo quản kỹ lượng và không bị ẩm mốc.

– Cần phải tăng sức đề kháng cho lợn trong những lúc thời tiết thay đổi. Hoặc khi mới nhập lợn vào trại.

Trên đây là những thông tin chi tiết nêu rõ về dấu hiệu và cách nhận biết dịch bệnh tả lợn châu phi. Mọi người cần phải lưu lại để nắm rõ thêm kiến thức về loại bệnh nguy hiểm này. Để có thể chăm sóc cho vật nuôi của mình đảm bảo hơn.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Hiệu quả không tưởng từ việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa

Hiện nay, do sự thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh. Khiến nghề nuôi thủy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá trắm đen vừa an toàn vừa mang lại năng suất cao

Nông – lâm – ngư nghiệp là những thế mạnh nổi trội của nước ta. Trong đó, nuôi trồng thủy …
Xem Chi Tiết

Bật mí cách nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ tiên tiến

Với sự phát triển khoa học – kĩ thuật ngày một hiện đại, con người đã có nhiều bước tiến …
Xem Chi Tiết

Cá nuôi thường gặp phải các bệnh gì? Đâu là phương pháp để phòng và trị bệnh

Trong những năm gần đây, số lượng bè nuôi cá từ cá nước mặn cho tới nước ngọt đều tăng …
Xem Chi Tiết

Tôm bị bệnh, xử lý ra sao cho hiệu quả và ít thiệt hại nhất

Khi nuôi tôm không thể tránh khỏi tình trạng tôm bị bệnh. Nguyên nhân để gây ra các bệnh khác …
Xem Chi Tiết

Những cách phòng bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Trong quá trình nuôi thả tôm, có lẽ các bệnh đường ruột trên tôm luôn được quan tâm nhất. Bởi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao

Để đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy định  rất khắt khe …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi hiệu quả chống dịch tả lợn Châu Phi

Với tình hình dịch tả lợn châu Phi lan nhanh như vừa qua. Thì việc ứng dụng về mô hình …
Xem Chi Tiết