Có nên chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học?

5 phút, 9 giây để đọc.

Chăn nuôi heo ở Việt Nam có từ lâu đời. Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng đàn heo cũng không ngừng được cải thiện. Các phương pháp và mô hình chăn nuôi được người nuôi cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng hơn. Nhằm đem lại năng suất chăn nuôi , hiệu quả kinh tế cao hơn. Và một trong những phương pháp chăn nuôi được bà con tin tưởng hiện nay, đó là nuôi heo bằng đệm lót sinh học. Tại sao phương pháp này lại được bà con chăn nuôi tin cậy đến thế. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Phương pháp xây dựng

Trong giai đoạn hiện nay, mô hình chăn nuôi heo dùng đệm lót sinh học được ngành nông nghiệp khuyến cáo. Tuy nhiên việc áp dụng và nhân rộng còn chậm vì nhiều lý do. Phần lớn nông dân chăn nuôi theo quy trình ao-chuồng- biogas vừa tiết kiệm chi phí, vừa có được chất đốt và thân thiện với môi trường hơn cách nuôi bằng đệm lót sinh học. 

Người nuôi cần phải theo quy trình hướng dẫn như trấu, mạc cưa và cách ủ men cho phù hợp. Với chi phí khoảng 35 triệu đồng cho 60m2 diện tích nuôi.

 

Phương pháp xây dựng

Hiện nay, mô hình chăn nuôi heo và gia cầm sử dụng phế phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa, rơm… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi đang được bà con nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng rộng rãi. Đây là phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học (ĐLSH) với nhiều yếu tố thuận lợi. Để người chăn nuôi giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường. Qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Các bước làm đệm lót:

  • Bước 1: Rải lớp mùn cưa/trấu dày 15 cm
  • Bước 2: Dùng vòi phun nước sạch (phun như mưa) lên lớp mùn cưa/trấu cho đến khi đạt độ ẩm 30%.  Bốc một nắm mùn cưa/trấu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước. Bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được; quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu. Sau đó lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là được. Lưu ý, khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa/trấu ẩm đều và làm phẳng mặt.
  • Bước 3: Sau đó rắc trực tiếp 0.5kg Đệm lót sinh học thảo dược BIO – GREEN lên nền chuồng. Cứ làm như vậy cho tới độ dày đạt 60cm.
  • Bước 4: Dùng bạt che phủ kín mặt chuồng đệm lót. 5 ngày sau thả lợn vào.
  • Bước 5: Thả lợn vào nuôi tầm 5-10 ngày đầu rắc 0.5kg Đệm lót sinh học thảo dược BIO – GREEN lên bề mặt nền chuồng. Rắc đều khắp nền.
  • Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót: Cứ sau 20 – 30 ngày rắc 0.5kg Đệm lót sinh học thảo dược BIO – GREEN lại 1 lần đối với lợn trọng lượng nhỏ hơn 40kg. Và sau 10 – 15 ngày rắc 0.5kg Đệm lót sinh học thảo dược BIO-GREEN lại 1 lần đối với lợn trọng lượng lớn hơn 40kg. Tùy thuộc vào mật độ vật nuôi trong chuồng và lượng phân thải ra hàng ngày mà ngày rắc nhắc lại có thể dài hay ngắn.
Các bước xây dựng

Ưu điểm

Ưu điểm nổi bật của mô hình này là hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, rất ít mùi hôi. Hạn chế công lao động vì không cần phải quyét dọn chuồng trại và tắm heo. Đàn heo ít nhiễm bệnh và mau lớn hơn so với cách nuôi trước đây. Qua thời gian nuôi 2 tháng, đàn heo phát triển nhanh, đến nay trung bình 50-60kg/con. Chất thải vật nuôi phần lớn hiện đang được xử lý thông qua biện pháp ủ làm phân, hầm biogas, ao sinh học…

Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống này chưa thể giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo đánh giá của thạc sĩ Lê Chí Cường; cán bộ Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh; việc áp dụng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên nền ĐLSH có tác dụng giảm mùi hôi từ chất thải và hô hấp. Cũng như tăng cường sức đề kháng của vật nuôi, giúp vật nuôi tăng trưởng tốt.

Nhược điểm

Với mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học (ĐLSH) cũng đang gặp khó khăn về vấn đề nhiệt. Do đệm lót gây ra trong mùa khô chưa được giải quyết. Sử dụng ĐLSH khó áp dụng vào chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn vì không thể chăn nuôi với mật độ cao. Mật độ chăn nuôi trong đệm lót chỉ từ 1,5 – 2m2/con heo 60kg. Như vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho heo sinh trưởng.

Dự báo trong tương lai, các nhà khoa học chăn nuôi sẽ nghiên cứu sâu về mặt phát thải, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng như với sản phẩm thịt nuôi theo quy trình ĐLSH và những tác động của vi sinh vật đến môi trường sống. Tiến tới nghiên cứu để áp dụng chăn nuôi trên ĐLSH theo quy mô trang trại.

Đệm lót sinh học

Lưu ý

  • Cần quan sát coi heo có phản ứng stress do thả vào môi trường mới hay không. Để từ đó điều chỉnh phương pháp chăm sóc.
  • Cần kiểm tra đệm lót thường xuyên để đảm bảo hệ sinh vật ở đệm lót trong tình trạng ổn định.

Truy cập tại đây để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết