
Vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán là điều mà bất kì ai cũng không mong muốn. Sau mỗi lần ngập mặn sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới vường cây ăn trái của bà con; ảnh hưởng tới vấn đề kinh tế. Tại khu vực miền nam như Đồng bằng sông Cửu Long là nơi trồng rất nhiều vựa cây ăn trái; thời tiết thuận lợi để cây trồng phát triển. Thế nhưng tại đây lại rất hay gặp phải tình trạng ngập mặn và hạn hán hằng năm; khiến cây trồng ảnh hưởng rất nặng nề. Nhằm khắc phục tình trạng này nước ta đã đề ra những phương hướng; chiến lược; đồng thời là những biên pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn và hạn hán.
Tình hình ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long được xem là khu vực có những vựa hoa quả lớn nhất nước ta; chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả toàn miền Nam. Trong những năm gần đây; một số hiện tượng và tác động của biến đổi khí hậu đã xuất hiện như hạn hán; xâm nhập mặn; bão lụt với tần suất ngày càng nhiều; và không theo quy luật đã gây những tổn thất lớn cho con người; đất đai và cây trồng.

Sau những năm trải qua tình trạng các vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn; các vườn trồng cây ăn quả ở ĐBSCL phải có các bước chuẩn bị; và biện pháp chăm sóc vườn cây ăn trái; nhằm hạn chế tối thiểu những thiệt hại về thời tiết; và thủy văn có thể xảy ra vào mùa khô sắp tới là điều vô cùng cần thiết và khẩn trương.
Trong đợt hạn hán và ngập mặn vừa qua đã vượt qua những số liệu được ghi nhận trong mùa khô 2016; và thiết lập một kỉ lục mới tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Tổng cục Thủy lợi; mùa khô năm nay xuất hiện sớm hơn so với trung bình nhiều năm; và thời gian hạn, mặn cũng kéo dài gấp đôi năm 2016; với mức độ hạn hán gay gắt hơn; và độ mặn cũng duy trì ở mức cao trong suốt thời gian từ tháng 2 đến tháng 6.
Các biện pháp khắc phục vườn cây ăn trái bị ngập mặn
Tình hình ngập mặn đang dần có chuyển biến tích cực khi mà mùa mưa năm nay đã góp phần giải nhiệt cho các vườn cây ăn trái. Tuy nhiên qua khảo sát hiện tại; các vườn cây ăn trái bị ngập mặn này vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục tốt sau hạn mặn; dù nhiều nhà vườn đã cung cấp thêm phân bón hóa học; với mong muốn cây phục hồi nhanh.
Việc sử dụng phân hóa học trong giai đoạn này không những tốn kém; mà còn lãng phí vì cây trồng đang bị ngộ độc mặn; bộ rễ bị khống chế đến dẫn đến cây bị giảm sinh trưởng; và suy kiệt nên không hấp thu được. Lúc này việc trước mắt cần làm là tạo điều kiện cho cây hồi phục lại bộ rễ.
Tổng diện tích vườn cây ăn trái bị ngập mặn
Tính đến thời điểm hiện tại thì tình trạng vườn cây ăn trái bị ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long; được Bộ Nông nghiệp đánh giá ở mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử; khi ảnh hưởng trực tiếp đến 10/13 tỉnh vùng ĐBSCL; với 130.000 ha vườn cây ăn trái bị ảnh hưởng. Tại Vĩnh Long, diện tích các vùng cây ăn trái bị thiệt hại do hạn mặn vào khoảng 7.000 ha; đặc biệt là các vùng chuyên canh đặc sản nhạy cảm với mặn như sầu riêng; chôm chôm, măng cụt;… chủ yếu phân bố tại các xã cù lao như Đồng Phú; Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ); xã Thanh Bình (huyện Vũng Liêm).
Kết hợp sử dụng các biện pháp
– Cắt tỉa cành khô héo, chết và không cho cây mang trái để giúp cây hồi phục sinh trưởng;
– Nạo, vét mương vườn tích trữ nước để tưới rửa mặn thường xuyên cho đất;
– Sử dụng vôi hòa nước tưới với liều lượng khoảng 5 kg/công. Có thể bón 2 loại vôi đá (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2 đối với các vườn có nhiều nấm bệnh trong đất và PH <5,5 để giúp keo đất nhả mặn;

– Có thể sử dụng các chế phẩm phun qua lá giàu lân và kali; khi cây đã “tỉnh” lại để bộ lá cứng cáp giúp cây tăng đề kháng; và tăng cường quang hợp. Sau khi bộ rễ hồi phục; thì sử dụng phân hóa học mới phát huy được tác dụng. Cần lưu ý khi sử dụng các loại phân có hàm lượng lân và kali cao; để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
– Tuy nhiên với mức kỳ vọng rằng nước biển có thể dâng thêm 26 cm trong vài năm tới; thì hệ lụy xâm nhập mặn ngày càng tiến sâu vào đất liền thì người nông dân muốn canh tác các vùng cây ăn trái bền vững.
Các biện pháp lâu dài
– Thiết kế tổng thể hệ thống vườn trồng: hệ thống mương vườn khả năng duy trì nước tưới bao lâu; trong thời gian hạn mặn (có thể áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm như tưới phun, tưới nhỏ giọt);
– Không hoặc hạn chế tưới nước bị nhiễm mặn cho cây: việc tưới nước mặn lâu ngày; dù trong ngưỡng cây trồng có thể chịu được; cũng sẽ làm tích tụ muối trong đất; dẫn đến cây trồng bị ngộ độc mặn ( theo khuyến cáo từ phía chuyên gia; khi độ mặn đạt ngưỡng >0,2‰ thì không nên tưới)
– Xử lý rải vụ cây trồng: không để cây ra hoa, mang trái trong thời gian mặn (tốt nhất là xử lý cây ra lá già trong thời gian hạn, mặn);

– Đẩy mạnh việc kết hợp sử dụng phân hữu cơ: phân hữu cơ mang lại nhiều lợi ích trong canh tác nông nghiệp nói chung và cây ăn trái nói riêng thích ứng với biến đổi khí hậu vì giúp cải tạo đất, tăng cường độ tơi xốp giúp đất nhả mặn nhanh hơn, tăng khả năng giữ nước, và giữ ẩm tốt. Bên cạnh đó, phân hữu cơ còn cung cấp hệ vi sinh vật đặc biệt là các vi sinh vật phân giải lân; kali giúp cho cây ăn trái chống trọi tốt hơn khi bị tình trạng ngập mặn.
Nhìn chung, trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay, nông dân cần chuẩn bị với tâm thế thích ứng với hạn, mặn để có những biện pháp chuẩn bị ứng phó lâu dài để giữ vững được vườn cây trong điều kiện hạn mặn sẽ còn diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi trồng ngô sinh khối vụ đông