Cách điều trị bệnh viêm tử cung ở trâu bò bà con nên chú ý

6 phút, 31 giây để đọc.

Như mọi người cũng đã biết, bệnh viêm tử cung là một trong những bệnh thường gặp ở trâu  bò sinh sản. Nó thường xảy ra trong điều kiện chăn nuôi thâm canh và theo quy mô trang trại. Bệnh xảy ra khi có một số lượng lớn vi khuẩn hoặc các vi khuẩn đặc trưng. Có độc tính cao tấn công. Arnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và sinh sản của trâu bò.

Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung

Tử cung là một trong những bộ phận sinh dục của trâu bò. Nó như là đường đi của tinh trùng để có thể gặp tế bào trứng. Nuôi dưỡng phôi phát triển thành thục. Giúp đẩy được thai ra bên ngoài trong quá trình đẻ.

Với sự cân bằng giữa estrogen có tầm quan trọng trong sự tham gia chuẩn bị niêm mạc tử cung. Đón nhận hợp tử và phát triển phôi thai giai đoạn đầu. Niêm mạc tử cung ở từng giai đoạn thích hợp còn là nơi chế tiết các hóc môn tương ứng (tế bào nội tiết).

Cách điều trị bệnh viêm tử cung ở trâu bò
Cách điều trị bệnh viêm tử cung ở trâu bò

Bên cạnh đó, sự xâm nhiễm các loại vi khuẩn, virut như: lao, xảy thai truyền nhiễm… cũng sẽ làm cho trâu, bò dễ bị viêm tử cung. Do nhiễm vi khuẩn khi giao phối (bò đực bị viêm cơ quan sinh dục). Hoặc thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vô trùng, đẻ khó phải can thiệp, sát nhau, giãn cổ tử cung.

Đưa dụng cụ vào cổ tử cung không an toàn, không vệ sinh,… Với những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển ở cổ tử cung gây viêm.

Nói chung, trong thời kỳ động dục ở giai đoạn thể vàng thích hợp cho vi khuẩn xâm nhiễm. Rối loạn nội tiết và biến đổi bệnh lý mô bào tử cung làm cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để xâm nhập, tồn tại, phát triển và gây bệnh.

Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng

Về bệnh lý

Bệnh thể hiện ở các dạng: viêm cổ tử cung, viêm nội mạc có mủ, viêm tử cung tích mủ,….

Những tổn thương do thụ tinh nhân tạo, do giao phối trực tiếp, sau đẻ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Vi khuẩn ở niêm mạc tử cung phát triển nhanh về số lượng, gây ra ổ viêm sung huyết, có mủ, gây tróc niêm mạc và xuất huyết.

Tử cung bị viêm chứa đầy mủ đặc
Các trường hợp nặng, vi khuẩn xâm nhập vào lớp cơ vòng của tử cung, tạo ra các ổ mủ và dịch thể lan toả trong xoang tử cung, có thể dẫn đển thủng tử cung.

Dấu hiệu của viêm tử cung

Tùy theo mức độ tổn thương, loại vi khuẩn, mức độ phát triển và hoạt động của vi khuẩn, sự rối loạn chức năng sinh lý và nội tiết mà có các triệu chứng lâm sàng khác nhau. Căn cứ mức độ viêm nặng hay nhẹ có thể phân loại như sau:

– Giai đoạn ủ bệnh, con vật mệt mỏi, ăn ít, sốt cao 40 – 41o C, có dấu hiệu đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau, đi lại bồn chồnVài ngày sau, âm hộ chảy dịch nhầy, mùi tanh khắm, có lẫn mủ, chảy liên tục.

– Viêm cổ tử cung, viêm cata có mủ, viêm tắt cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung mn tính, viêm tử cung tích nước, viêm loét tử cung xuất huyết…

– Vi khuẩn bám vào niêm mạc tử cung phát triển nhanh về số lượng, gây ra ổ viêm sung huyết, có mủ, gây tróc niêm mạc và xuất huyết. Trường hợp nặng, vi khuẩn xâm nhập vào lớp cơ vòng của tử cung. Tạo ra các ổ mủ và dịch thể lan toả trong lòng tử cung, có thể dẫn đến thủng tử cung.

– Khó phân biệt được bệnh viêm tử cung và viêm âm đạo. Trong thực tế bệnh viêm tử cung và viêm âm đạo thường xảy ra đồng thời. Vì mầm bệnh sẽ lan từ âm đạo sang tử cung và ngược lại.

Cổ tử cung và âm đạo viêm, khám trực tràng thấy hai sừng tử cung tăng dung tích và kích thước. Tử cung sa xuống xoang bụng nhiều hay ít tùy thuộc và lượng mủ tích trong đó (có trường hợp 15-20 lít mủ). Khi khám có thể nhầm với có chửa nhưng không thấy có thai, không có núm nhau, không cảm nhận có nhịp đập của động mạch giữa tử cung, ở buồng trứng có thể vàng tồn tại.

Dấu hiệu của viêm tử cung
Dấu hiệu của viêm tử cung

Việc chuẩn đoán của bệnh

Chẩn đoán lâm sàng

Khi chẩn đoán bò bị bệnh viêm tử cung – âm đạo cần tiến hành điều trị bệnh sớm.

Quan sát các biểu hiện lâm sàng chủ yếu như dịch nhày chảy lẫn mủ. Từ âm đạo chảy ra, dùng mỏ vịt kiểm tra âm đạo và tử cung.

Xác định bệnh 

Xét nghiệm vi khuẩn từ dịch âm đạo và tử cung. Xác định vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ giúp cho việc điều trị có hiệu quả.

Phương pháp điều trị viêm tử cung ở trâu bò

Cách phòng bệnh viêm tử cung

Để phòng bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây như

– Giữ vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả

– Tắm chải cho gia súc hàng ngày

– Phải luôn thường xuyên lau rửa vệ sinh cơ quan sinh dục, vùng chân sau và bầu vú

– Kiểm tra gia súc hàng ngày để phát hiện bệnh và điều trị sớm

– Nâng cao sức đề kháng cho gia súc

– Định kỳ dùng thuốc sát trùng chuồng trại

Luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho bò, dùng các sản phẩm như: Hanmix-VK9, Han-Lytevit C, Hanminvit-Super, ADE….

– Kiểm tra gia súc hàng ngày để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Phương pháp chăm sóc trâu bị cổ tử cung
Phương pháp chăm sóc trâu bị cổ tử cung

Phương pháp chữa bệnh viêm tử cung

– Thụt rửa tử cung âm đạo: Dùng một trong các dung dịch sau để thụt rửa. Lugon 0,1-0,15% hoặc Iodin 1% hoặc thuốc tím 0,1%. Mỗi ngày thụt rửa 1 lần, mỗi lần 300 – 500 ml dung dịch.

– Điều trị nhiễm khuẩn: Để điều trị hiệu quả, nên phối hợp kháng sinh với Sulfamid. Kháng sinh dùng Ampicillin và Kamycin hoặc Streptomycin và Penicillin; Sulfamid dùng Sulfathiazon hoặc Sulfamerazin. Liều lượng và liệu trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Trợ sức: Tiêm Cafein hoặc long não nước. Truyền dung dịch huyết thanh mặn, ngọt: 1.000 – 2.000 ml/con/ngày.

– Điều trị triệu chứng: Vitamin K, C (chống xuất huyết); Vitamin A, D (hồi phục tổ chức niêm mạc); Tiêm Oxytocin hoặc Prostaglin để tống đẩy các dịch tiết, làm sạch tử cung. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Lưu ý: Hộ lý cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại trâu, bò trong thời gian điều trị.

Việc nuôi dưỡng các là gia cầm, gia súc không phải là điều đơn giản. Chính vì thế cần phải tìm hiểu kỹ càng trước khi nuôi. Luôn đảm bảo được nguồn thức ăn, vệ sinh cũng như phương pháp chăm sóc hợp lý nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết