Bánh chưng, bánh tét là một biểu tượng quen thuộc của ẩm thực ngày Tết. Vào những ngày xuân, việc thưởng thức một miếng bánh chưng là một điều không quá xa lạ với mọi người. Đặc biệt hơn, trong những năm gần đây, có rất nhiều kiểu bánh chưng khác nhau ra đời. Nó giúp cho ngày tết trở nên đặc sắc và mới mẻ hơn rất nhiều. Vậy đó là những loại bánh chưng đặc biệt như thế nào? Còn chần chờ gì nữa mà không tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhỉ?
Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như thịt mỡ, gạo nếp, đậu xanh đã quá quen thuộc. Hình ảnh bánh được gói với lá dong đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Hiện tại, bánh chưng đã không dừng ở đó mà được biến tấu vô cùng độc đáo.
Bánh chưng gấc – kiểu bánh chưng mới lạ
Bánh chưng gấc là loại bánh chưng độc đáo. Bạn có thể lựa chọn để thay đổi khẩu vị cũng như hình thức bánh cho ngày Tết. Giống như bánh chưng xanh truyền thống, bánh chưng gấc cũng được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, đậu xanh và thịt lợn. Tuy nhiên, điều khác biệt là làm cho bánh có màu đỏ là gạo nếp được trộn với ruột gấc trước khi gói. Rất mới lạ
Loại bánh chưng này mang màu đỏ, khi ăn có vị ngọt, ngậy từ gấc kết hợp với đậu xanh mềm dẻo và vị thơm béo của thịt lợn. Đây là món ăn được yêu thích trong ngày Tết của rất nhiều người khác nhau.
Bánh chưng đen của người Tày
Cái tên này chính là đặc sản mừng năm mới của người Tày ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Loại bánh này được gói theo hình trụ dài giống bánh tét miền Nam hay bánh gù của người Giáy. Màu đen trong bánh chưng được tạo nên từ tro của thân cây núc nác hoặc những cọng rơm nếp to để tạo nên điều mới lạ
Hầu hết = các nguyên liệu làm bánh từ lúa nếp, thảo quả cho đến thịt lợn, đỗ xanh… đều đặc biệt vì mang đậm phong vị vùng cao. Người Tày làm bánh chưng đen để thờ cúng ông bà, tổ tiên. Và mời khách đến chơi nhà vào ngày xuân sum họp.
Bánh chưng gạo lứt bổ dưỡng
Đã rộ lên từ vài năm trước nhưng phải đến dịp Tết năm nay, loại bánh chưng này mới thực sự phổ biến. Tùy thành phần nhân bánh. Những người bán cho rằng chiếc bánh chưng gạo lứt chỉ cung cấp khoảng 1.000-2.100 kcal. Trong khi chiếc bánh chưng xanh trọng lượng tương tự chứa đến 3.000 kcal. Nên loại bánh này được nhiều người theo chế độ eat clean lựa chọn trong dịp Tết. Rất phù hợp để giữ dáng.
Trên thị trường, mỗi chiếc bánh này nặng trên dưới 1 kg hiện được bán với giá 90.000-110.000 đồng. Tương đương với bánh chưng xanh truyền thống.
Bánh chưng ngũ sắc độc đáo
Tương tự như bánh chưng truyền thống. Bánh chưng ngũ sắc cũng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong… Tuy nhiên, phần gạo nếp thay vì để màu nguyên bản sẽ được nhuộm bởi những nguyên liệu tự nhiên như màu đỏ của gấc, màu xanh của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu tím từ nếp cẩm. Mang lại nhiều màu sắc
5 màu sắc này tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Không chỉ có hình thức đẹp, chiếc bánh chưng ngũ sắc còn có 5 mùi vị khác nhau, khi ăn không bị nhàm chán hay bị ngấy.
Bánh chưng cốm – kiểu bánh chưng ngon cho dịp tết
Loại bánh chưng biến tấu này cũng khá là và ít nơi làm. Khi cắt bánh chưng ra, bạn sẽ thấy có 5 màu sắc hấp dẫn: màu đỏ hồng của thịt heo, màu vàng của nhân đậu xanh, màu trắng của nếp dẻo, màu xanh của lá và màu xanh ngọc độc đáo của cốm.
Bánh chưng cốm khác bình thường ở chỗ là nguyên liệu có thêm cốm khô trộn vào với gạo nếp và lá thơm. Nhân của bánh thường là nhân ngọt với đỗ xanh được nấu tương tự chè kho, và có thêm miếng thịt nạc bên trong. Khi ăn, người ta sẽ cảm nhận được vị bùi và thơm của cốm. Chính nhờ hương vị thơm ngon đó mà những nàng dâu thường chọn để làm quà biếu dịp Tết.
Xem thêm: Ẩm thực
Nguồn: zingnews.vn