Bật mí kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản mang lại thu nhập cao

7 phút, 8 giây để đọc.

Những năm gần đây, các mô hình chăn nuôi vẫn không ngừng mở rộng về cả số lượng hay giống loài mới. Sự tăng trưởng này nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời cũng góp phần bảo tồn, nhân giống, làm phong phú thêm hệ sinh thái của vật nuôi. Các động vật được xem là hoang dã trước đây như rắn, cá sấu,… đều được nhân giống để nuôi số lượng lớn, lấy thịt thương phẩm hay da. Gia cầm được nuôi cũng không còn gói gọn ở gà, vịt,… Mà loài chim lớn như đà điểu cũng được nuôi dưỡng để cho thịt, giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều. Trong đó, việc nuôi đà điểu sinh sản để lấy trứng hay con giống cũng là một mô hình mới giàu tiềm năng. Thời gian gần đây nó rất được bà con quan tâm.

Lợi thế của mô hình nuôi đà điểu sinh sản

Vốn là vật nuôi thường được dùng làm phương tiện vận chuyển hàng hóa qua khu vực có điều kiện khí hậu khác nghiệt như sa mạc. Đà điểu có khả năng thích nghi với nhiều loại hình khí hậu khác nhau như nóng, lạnh, khô, ẩm… Hiện nay nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, các nước Châu âu (Israel, Pháp….) và Mỹ đang phát triển mạnh chăn nuôi đà điểu. Biến loài chim lớn này thành loại gia cầm được nuôi thả với quy mô lớn.

Đà điểu thích nghi với nhiều kiểu khí hậu

Còn ở Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều gia đình lựa chọn nuôi đà điểu để cải thiện kinh tế gia đình. Vậy kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản như thế nào để mang lại lợi nhuận cao quả không đơn giản. Người chăn nuôi cần tìm hiểu quy trình thật cẩn thận qua sách vở hay kiến thức bổ ích trên mạng.

Chọn giống đà điểu tốt nhất

Dưới đây là những giống đà điểu Struthio camelus có khả năng sinh sản tốt nhất hiện nay:

– Đà điểu Bắc Phi: là giống đà điểu cao nhất, đỉnh đầu không có lông, có một vòng lông cổ màu trắng ở ⅔ cổ từ trên xuống. Riêng con đực có lông cánh và lông ngực màu trắng tinh. Con cái có bộ lông trên thân màu nâu sẫm.

Đà điểu Somali: là giống đa điều cũng không có lông ở đỉnh đầu nhưng vòng trắng dưới cổ thì rộng hơn. Trên cổ, những cố không có lông sẽ có màu xám, lông đuôi có màu trắng. Con đực có bộ lông đen, con cái lông xám nhạt hơn. Riêng ở giống đà điểu Somali, con cái có thân hình to hơn con đực.

– Đà điểu Đông Phi (đà điểu Masai): sinh sống ở vùng đông Kenya. Trên đỉnh đầu có con không có lông, nhưng cũng có con mọc lông kín. Vòng màu trắng ở cổ hẹp.

Bật mí kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản mang lại thu nhập cao
Bước chọn giống cần được tiến hành kỹ càng

– Đà điểu Nam Phi: sinh sống chủ yếu ở Zimbabwe – botswana cho tới cape. Đỉnh đầu mọc lông, cổ màu xám, vào mùa sinh sản sẽ chuyển sang màu đỏ, không có vòng trắng ở cổ như các giống khác.

Để có được những con đà điểu con khỏe mạnh, nhanh lớn. Trước tiên cần phải chọn đà điểu đực có dáng đứng ngay thẳng, cổ không cong. Có màu lông đen tuyền, thân thình cân đối, nhanh nhẹn, hay hiếu động. Đảm bảo chất lượng nguồn giống.

Phối giống đà điểu cho sinh sản

Khoảng từ 20-25 tháng tuổi sau khi nuôi thì đã điểu mái bước vào giai đoạn phát dục. Có thể tiến hành phối giống cho sinh sản. Vì vậy trong giai đoạn từ 18-20 tháng tuổi ta nên ghép đàn con đực và con cái với nhau để chúng có thời gian làm quen dần. Nên ghép con mái với con trống già hơn khoảng 6 tháng tuổi. Vì đà điểu mái phát dục sớm hơn. Thời gian đà điểu phối giống thường vào khoảng 6h-9h sáng và 14h tới 16h chiều. Rất ít khi phối giống vào buổi trưa và buổi tối. Đảm bảo đà điểu giống khỏe mạnh, chịu được từ 11-13 lần phối/ ngày.

Các biện pháp kỹ thuật 

Để mô hình chăn nuôi đà điểu có thể phát triển tốt nhất, người nuôi cần tập trung vào giai đoạn đà điểu sinh sản. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trứng và chất lượng con giống. Đà điểu thường đẻ từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau. Thời gian nghỉ đẻ và thay lông khoảng 4 tháng. Đà điểu thường đẻ từ khoảng 14h-19h. Vì vậy trong khoảng thời gian này phải bố trí người nhặt trứng. Tránh đà điểu bố mẹ giẫm vỡ trứng, hoặc tránh trứng bị dính nước làm trứng bị hư hỏng hoặc kéo dài thời gian ấp nở.

Bật mí kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản mang lại thu nhập cao
Tạo không gian rộng lớn cho đà điểu tự do hoạt động

Đà điểu thường không sinh sản liên tục mà chia thành từng đợt, có giai đoạn nghỉ ngơi. Chúng đẻ liên tiếp 8-10 quả rồi lại nghỉ khoảng 10 ngày rồi mới đẻ tiếp. Đôi khi đà điểu cái gián đoạn quá trình đẻ trứng đến 1-2 tháng. Để đảm bảo nơi ăn, ở cho đà điểu sinh sản, chuồng nuôi phải có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Đảm bảo không gian thoáng mát yên tĩnh, không để có tiếng ồn.

Đà điểu sau khi nuôi đến 3 tháng tuổi cần dọn ra chuồng riêng trước khi tiến hành sinh sản. Nhằm để chuẩn bị quá trình tiếp theo là nuôi sinh sản. Khi chuyển từ chuồng nuôi gột sang chuồng mới cần chú ý cho đà điểu làm quen với đường chạy mới, chú ý chuồng nuôi, sân chạy mới phải bằng phẳng, ít chướng ngại vật. Đảm bảo chuồng nuôi đủ rộng rãi để đà điểu có đủ không gian hoạt động.

Thức ăn cho đà điểu 

Chăm sóc đà điểu sinh sản cần được quan tâm lưu ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ sau. Vì vậy ngoài các yếu tố về giống, cách lựa chọn đời bố mẹ. Cách lựa chọn con non để làm giống thì yếu tố thức ăn cũng vô cùng quan trọng. Đà điểu là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, lá cây, các loại rau củ và các loại hạt ngũ cốc. Ngoài ra đà điểu còn ăn các loại cám như gà, ngỗng. Nhưng nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho đà điểu cũng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của nó.

Bật mí kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản mang lại thu nhập cao
Đảm bảo nguồn thức ăn theo từng giai đoạn phát triển

Định lượng cho ăn 1,6-1,8 kg/con tùy vào thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Cho ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ. Tuy vậy để cung cấp dinh dưỡng cho đà điểu trong mùa vụ sinh sản có thể phân loại theo năng suất đẻ trứng. Đối với đà điểu đẻ cao phải cho ăn khẩu phần thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Điều này mới đảm bảo được sức khỏe để chúng sinh sản tiếp. Cũng góp phần đảm bảo sức khỏe và chất lượng của con giống sau này.

Phòng bệnh trên đà điểu

Nuôi đà điểu thường mắc bệnh viêm túi lòng đỏ, bệnh lậu, bệnh tắc đường tiêu hóa. Mỗi loại bệnh lại có cách điều trị khác nhau nhưng cần phải kịp thời chữa trị ngay nếu không sẽ làm cho đà điểu yếu dần. Cũng cần chú ý. Để điều trị cho đà điểu không nên tự ý tìm thuốc mà hãy hỏi bác sĩ thú ý cẩn thận để có những đơn thuốc phù hợp nhất. Thường xuyên kiểm tra theo dõi những biểu hiện của bệnh trên vật nuôi để hạn chế tối đa rủi ro mầm bệnh.

Tìm kiếm nhanh nhất các phương pháp chăn nuôi mới: Phương pháp chăn nuôi gia cầm

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà đem lại kinh tế cao tại Nghệ An

Trồng nấm rơm trong nhà hiện đang là phương pháp được rất nhiều địa phương áp dụng bởi tính hiệu …
Xem Chi Tiết

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh ở sắn cho bà con nông dân

Phòng trừ sâu bệnh ở sắn là việc cần thiết giúp bà con nông dân có hiệu quả cao trong …
Xem Chi Tiết

Biện pháp giúp bà con nông dân đánh lỗi lo ốc bươu vàng hại lúa

Ốc bươu vàng hại lúa quả là một vấn đề nhức nhối của bà con nông dân vào mỗi mùa …
Xem Chi Tiết

Nhận biết bệnh bạc lá ở lúa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bác lá là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở cây lúa nước. Bệnh bắt nguồn từ …
Xem Chi Tiết

Bệnh thán thư- Biểu hiện và các phương pháp phòng trừ ở cây su su

Bệnh thán thư chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người làm vườn. Loại bệnh này do vi …
Xem Chi Tiết

Những lưu ý khi trồng đậu nành rau trong mùa mưa đạt năng suất cao

Đậu nành rau hiện đang là một loại cây phổ biến được trồng trong vụ đông của nước ta. Không …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh dễ dàng mắc bệnh do vi khuẩn gây ra vào mùa nước kiệt

Mùa nước kiệt tôm càng xanh càng dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do …
Xem Chi Tiết

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá tra vào mùa mưa

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá tra sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cá bị bệnh. Tuy …
Xem Chi Tiết

Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa khi nuôi

Cá tra, basa là một trong số những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Chúng được …
Xem Chi Tiết

Các bệnh cần biết để phòng và trị ở cá tra, cá basa nuôi lồng bè

Có thể bạn đã biết đến phương pháp nuôi cá lồng bè. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến …
Xem Chi Tiết

Sử dụng ngay 7 loại thảo mộc sau trong phòng và chữa bệnh cho cá nuôi

Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cá nuôi hay bị bệnh. Trời rét …
Xem Chi Tiết

Nuôi tôm càng xanh giống thường hay gặp phải những bệnh gì

Trên thị trường hiện nay, tôm càng xanh đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Việc trong …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Trâu, bò là vật nuôi gắn bó chặt chẽ với người dân Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay …
Xem Chi Tiết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng trị bệnh phù thũng ở heo con

Ngành chăn nuôi lợn thường xuyên phải đối mặt vợi dịch bệnh. Nó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng …
Xem Chi Tiết

Mô hình chăn nuôi gia súc theo chuỗi trong thời kỳ hiện nay

Trong giai đoạn hiện tại, ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay có rất nhiều lợi thế phát …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi dê như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả?

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, …
Xem Chi Tiết

Xu hướng nuôi bò 3B nâng cao kinh tế cho bà con

Hiện nay, bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, …
Xem Chi Tiết

Những vấn đề y tế cần lưu ý khi nuôi dê đúng kỹ thuật

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, người nuôi chưa nắm …
Xem Chi Tiết